Một nghiên cứu của trường ĐH NewYork năm 2010 đã chỉ ra rằng những người có khoảng thời gian chợp mắt buổi trưa sẽ có trí nhớ tốt hơn. Tuy nhiên, không phải mọi giấc ngủ trưa đều mang lại lợi ích. Dưới đây là một số điều bạn nên biết để có một giấc ngủ trưa ngọt ngào.
Giấc ngủ trưa 5 phút có đủ chưa?
Thật tiếc, nó không mang lại lợi ích gì.
Giấc ngủ trưa 10 phút chắc là đủ?
Có tác dụng tức thời: Theo một nghiên cứu ở Úc, ngủ khoảng 10 phút sẽ đánh tan sự mệt mỏi một cách nhanh chóng và mang lại một trí óc minh mẫn ít nhất là trong khoảng 2 tiếng rưỡi
Giấc ngủ trưa 20 phút có lố không?
Lợi ích lâu dài: Gấp đôi thời gian ngủ sẽ cải thiện đáng kể khả năng làm việc và hiệu quả trong công việc.
Tuy nhiên, lợi ích của việc ngủ trưa này không có được 1 cách nhanh chóng – ít nhất cũng phải mất 35 phút để tống khứ cảm giác ngái ngủ mà “giấc ngủ 20” để lại.
Giấc ngủ trưa 30 phút thì sao?
Đòn bẩy cho sức khỏe: Cảm thấy thờ thẫn, uể oải sẽ xuất hiện khoảng 5 phút sau khi ngủ nhưng sau đó sẽ là sự tỉnh táo và khỏe khoắn. Tuy vậy, một giấc ngủ 10 phút vẫn tốt hơn nhờ khả năng tránh “hiệu ứng treo” mà 1 giấc ngủ sâu thường mang lại.
Giấc ngủ trưa 45- 90 phút chắc là hơi lâu?
Vô tác dụng: trong quá trình ngủ trưa 45- 90 phút ngủ này, bạn chìm vào 1 giấc ngủ sâu nhưng lại không hoàn thiện.
Theo giáo sư nghiên cứu về giấc ngủ W. Christopher Winter, M.D, một giấc ngủ kéo dài 45-90 phút sẽ gây ra cảm giác khó chịu hơn cả lúc chưa ngủ.
Giấc ngủ trưa 90- 110 phút, dư cũng không sao?
Dấu hiệu đáng lo: Chu trình ngủ trung bình của 1 người kéo dài khoảng 90 phút, một khoảng thời gian lý tưởng cho một giấc ngủ trưa. Tuy nhiên, nếu ngủ quá lâu thì đó lại là dấu hiệu của rối loạn, bác sỹ Winter chia sẻ.
Tư thế ngủ đúng đâu?
Một tư thế ngủ đúng cần thỏa mãn 3 điều kiện:
– Thật sự cảm thấy sảng khoái,
– Làm việc hiệu quả sau khi ngủ
– Không thấy mệt mỏi
Cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa ra một tư thế mẫu nào để ngủ cả. Chỉ có chính người ngủ mới biết bản thân phù hợp với tư thế nào. Thoải mái là được!
Theo Tuấn Đạt sưu tầm