Mất ngủ là một hội chứng thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng mất ngủ không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà dần dần gia tăng ở người trẻ tuổi.

Mất ngủ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh như: tâm lý mất thăng bằng, khẩu vị kém, hiệu suất công việc giảm sút, hay quên, lo âu, trầm cảm, dễ cáu gắt… Bên cạnh đó, mất ngủ có thể dẫn đến một loạt các hậu quả sức khỏe nguy hiểm như: tăng nguy cơ tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, trầm cảm, lo âu, Alzheimer, động kinh…

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Đối với các bệnh nhân trẻ tuổi, thanh niên mất ngủ thường do:

  • Mất cân bằng hưng phấn và ức chế: Thói quen ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, ngủ nghỉ không khoa học khiến hormone Melatonin (hormone quyết định giấc ngủ) bị rối loạn gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ
  • Áp lực trong công việc, học tập: khiến đầu óc luôn phải suy nghĩ cũng là ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Công nghệ: người trẻ có thói quen sử dụng máy tính, điện thoại… trước giờ đi ngủ. Sóng điện thoại, máy tính chính là nguyên nhân gây hại cho hệ thần kinh, nhức mỏi mắt… dẫn tới mất ngủ, khó ngủ
  • Sử dụng chất kích thích: cà phê, thuốc lá hay các chất có chứa nicotin khiến bộ não hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ
  • Ngoài ra, mất ngủ ở người trẻ tuổi còn do: các bệnh dị ứng, suy nhược cơ thể, bệnh thần kinh, xương khớp,…

Mỗi ngày ngủ bao nhiêu là đúng

Các tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ uy tín đã đưa ra các khuyến cáo thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi: thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ mỗi ngày; thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ mỗi ngày; người trưởng thành (26-64 tuổi): 7-9 giờ mỗi ngày; người già (trên 65 tuổi): 7-8 giờ mỗi ngày.

Ngoài ngủ đủ thời gian trung bình chung, ngủ sâu và ngon giấc không kém phần quan trọng. Thậm chí một số người còn đặt tiêu chí chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn cả thời gian ngủ. Một buổi sáng thức dậy, thấy người khỏe, đầu óc minh mẫn, tinh thần phấn chấn, yêu đời là minh chứng tốt nhất cho bạn đã có một giấc ngủ qua đêm đạt theo mong muốn.

Phương pháp khắc phục và điều trị

Với tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi hoàn toàn có thể khắc phục được nếu biết điều chỉnh sinh hoạt, sắp xếp thời gian làm việc khoa học. Ngược lại, nếu mất ngủ mà không điều chỉnh, thì tình trạng mất ngủ sẽ tiếp tục tái diễn, lúc đó mất ngủ sẽ trở thành chứng bệnh mạn tính. Do đó phòng bệnh mất ngủ phải được thực hiện ngay từ khi còn trẻ bằng cách làm việc và sinh hoạt khoa học.

Theo đó, người trẻ tuổi cần lên lịch khoa học cho việc học tập, làm việc và có thời gian nghỉ thư giãn. Học tập và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá khuya, hạn chế các chất kích thích (cà phê, trà đặc, thuốc lá…) trước khi ngủ nên có một số động tác như tập yoga, đi bộ hay tắm nước ấm… Điều này sẽ có lợi cho giấc ngủ và giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn. Ngoài ra, cần luyện tập đều đặn bằng cách đi bộ nhẹ nhàng và chú trọng vào chế độ ăn uống, dinh dưỡng.

Thay vì sử dụng các loại an thần và  thuốc ngủ, người trẻ nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiêu có công dụng giúp an thần dễ ngủ như : lạc tiên, tâm sen, bá tử nhân, phục thần, củ bình vôi, lá vông…vừa đảm bảo tính an toàn, hiệu quả,không gây nhờn thuốc hay nghiện thuốc như thuốc Tây thông thường.

Kim Chi

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x